Theo bản đồ quy hoạch đường Vành đai 3 sẽ đi qua địa phận của 4 tỉnh, bao gồm: Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An. Dự án có tổng chiều dài là 97,7km.
Bên cạnh đó thì UBND TP.HCM đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT kiến nghị với Chính phủ sớm có chủ trương cho triển khai khởi công xây dựng tuyến đường Vành đai 3.

Sơ đồ Vành Đai 3
Đồng thời sẽ tạm ứng ngân sách khoảng 2.939 tỷ đồng bởi HĐND TP.HCM để bồi thường giải phóng mặt bằng. Chính quyền TP.HCM đã có động thái được đưa ra nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án đường Vành đai 3.
Do xuất phát từ việc xảy ra trạng thái “bất động” từ lâu của đoạn đường đi qua TP.HCM, bởi vi nguồn vốn từ TW chưa bố trí được .

Dự án Vành đai 3
Hôm nay sáng 24/9 chính thức khởi công dự án 1A nằm trong dự án Vành đai 3 TP HCM có chiều dài là 8,7 km, trong đó thì cầu Nhơn Trạch là hạng mục quan trọng nhất.
Dự kiến thì tuyến đường Vành đai 3 sẽ được quy hoạch gồm: 6 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp hai bên, xe lưu thông với vận tốc tối đa là 100 km/h là kiểu cao tốc tại đô thị.

Hình ảnh thực tế 1 đoạn trong tuyến Vành đai 3
Hiện nay dự án đang được triển khai xây dựng chia thành các đoạn như sau:
Tuyến đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch
Quy mô 6 làn xe giai đoạn 1, tới giai đoạn 2 sẽ tăng lên 8 làn xe và có tổng chiều dài là 34,3km..
Đoạn đường sẽ đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Đồng Nai (Nhơn Trạch).
Hành trình đi: cao tốc Bến Lức – Long Thành (Nhơn Trạch); vượt sông Đồng Nai bằng cầu Nhơn Trạch rồi qua địa phận thành phố Thủ Đức, TP.HCM.
Tại thành phố Thủ Đức sẽ bắt đầu từ: cầu Nhơn Trạch hướng về cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tiếp theo hướng về phía đường Tân Vạn. Điểm cuối, đường Vành đai 3 thành phố Thủ Đức giao cắt QL1A (Xa lộ Hà Nội) tại ngã ba Tân Vạn.

Tuyến đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch
Tuyến đường Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn
Tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP, có tổng chiều dài là 16,7km, hiện tại dự án đã đưa vào khai thác.
Tuyến đường Vành đai 3 đoạn QL.22 – Bình Chuẩn
Đi qua địa phận TP.HCM và Bình Dương . Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng, có chiều dài 19,1 km. . Hiện nay đang thiếu hụt nguồn vốn nên phải kêu gọi các nhà đầu tư, tài trợ để có nguồn vốn xây dựng.
Tuyến đường Vành đai 3 đoạn Bến Lức – QL.22
Có chiều dài 28,9km. Di chuyển qua địa phận TP.HCM và Long An
Dự kiến ước tính tổng mức đầu tư giai đoạn 1 vào khoảng 11.000 tỷ đồng.

Tuyến đường Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn, QL.22 – Bình Chuẩn, Bến Lức – QL.22.
Khởi công đường Vành đai 3 Tân Vạn – Nhơn Trạch
Dự án có tổng mức đầu tư 6.900 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn thành sau 3 năm xây dựng, nghiệm thu.
Dự án được chia theo các nhóm dự án sau:
Đầu tiên là dự án 1A thì sẽ gồm đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch có tổng chiều dài là 8,7 km.
Bao gồm hai hạng mục chính là: cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai được thiết kế với dài 2,6 km, rộng 19,5 m. Dự án có mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng và có tổng chiều dài hơn 5,6 km đường dẫn ở hai đầu cầu.

Khởi công xây dựng Vành Đai 3
Nguồn vốn vay ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước là nguồn vốn đầu tư vào đoạn đường này . Ở giai đoạn một thì dự án làm đường rộng 20-26 m cho 4 làn xe, vận tốc cho mỗi làn đường là 80 km/h. Sau khi dự án dược đưa vào lưu thông thì sẽ giúp rút ngắn hành trình từ Nhơn Trạch, Đồng Nai đến TP HCM và Bình Dương.
Điều này giúp ích cho người dân của các khu vực trên thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá, hành khách…
Tại sáng này thì Vành đai 3 đi qua Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An bao gồm 8 dự án thành phần sẽ kết nối vùng Tây và Đông Nam Bộ, giúp phát triển xã hội, kinh tế. Đồng thời còn là giao thương hàng hóa từ các khu công nghiệp đến cảng nước sâu và ngược lại.

Chi tiết 6 nút giao Vành đai 3
Đặc biệt với dự án 1A sẽ giảm tải áp lực cho cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây khi được cho lưu thông. Dự kiến sân bay Long Thành cũng sẽ hoàn thành vào năm 2025, giúp đảm bảo vận tải và kết nối mạch giao thương thông suốt (theo Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Giao thông vận tải).
Bên cạnh đó theo ông Lê Anh Tuấn thì Đông Nam Bộ chiếm gần 34% GDP cả nước. Mặc dù vậy nhưng hiện nơi đây đang có tình trạng đang quá tải, thiếu kết nối của hạ tầng giao thông . Việc kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng có nguyên nhân do đây.
Vì vậy dự kiến ngành giao thông xác định ưu tiên đầu tư mới hoặc nâng cấp hệ thống giao thông của khu vực này, quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Dự án Vành đai 3 nhìn từ trên cao
Đô thị mới Nhơn Trạch vẫn chưa đạt đủ các tiêu chí của một đô thị loại II như định hướng phát triển, nguyên nhân cũng xuất phát từ việc kết nối giao thông hạn chế nên đến nay .
Sau khi hoàn thành dự án thành phần 1A sẽ tạo hướng kết nối mới giữa huyện Nhơn Trạch với TP HCM cũng như các địa phương trong khu vực. Đây sẽ góp phần giúp địa phương này sẽ sớm trở thành đô thị loại II và là tiền đề để hoàn thành toàn bộ đường Vành đai 3 TP HCM.
Dự án 1A đầu tư bằng vốn ODA thì ngoài ra phần còn lại của Vành đai 3 sẽ được đầu tư giai đoạn một dài hơn 76 km với mức tổng đầu tư là 75.300 tỷ đồng. Dự kiến sẽ cho khởi công tuyến đường vào giữa năm 2023 và cho phép lưu thông sau ba năm (theo ông Võ Tấn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai).
Dự kiến khi Vành Đai 3 TPHCM hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế của các vùng đi qua. Đồng thời là sự tăng trưởng cho các dự án bất động sản đây nói chung, The Gió Riverside nói riêng.
Link tham khảo chi tiết dự án The Gió Riverside: https://afarsland.vn/the-gio-riverside.html